Chiến thắng ung thư máu bằng 'thần dược' HIV

Không ai có thể nghĩ rằng vi-rút HIV lại có thể chữa khỏi ung thư.
Tin tức trên Daily Mail cho biết, anh Marshall Jensen, 30 tuổi, được chẩn đoán mắc phải bệnh bạch cầu nguyên bào cấp tính (ALL) vào năm 2012, một năm sau khi anh kết hôn. Trong suốt 2 năm qua, Marshall và vợ con đã đi khắp nước Mỹ với mong muốn tìm được phương pháp chữa căn bệnh ung thư của anh.

Mãi cho đến khi gặp tiến sĩ Carl June tại trường Y Pennsylvania, tia hy vọng của anh bắt đầu lóe lên. Tiến sĩ June cùng các cộng sự đã dành hai thập kỷ nghiên cứu về một phương pháp chữa bệnh mang tính đột phá, đó là sử dụng vi-rút HIV.
Chiến thằng ung thư máu bằng 'thần dược' HIV - ảnh 1

Anh Jensen bên vợ và con trai

Anh Jensen đến từ bang Utah, Mỹ, là một trong 30 bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu trải qua quá trình chữa trị thử nghiệm tại trường Y Pennsylvania. Trong quá trình thử nghiệm, các bác sĩ cấy một dạng vi-rút HIV vô hại đã được lập trình để tấn công tiêu diệt tế bào ung thư vào các tế bào máu trắng.
Cho đến nay, ông bố 30 tuổi có những phản ứng tốt với phương pháp chữa trị thử nghiệm này và lần đầu tiên trong những năm qua, anh được xác nhận không còn ung thư máu.
Hôm thứ Năm (13/11), Jensen đã trở về nhà ở Utar trong niềm vui mừng của bạn bè và những người thân.
Mối liên hệ giữa bệnh bạch cầu và vi-rút HIV được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2006, khi một người đàn ông dương tính với vi-rút HIV là Timothy Wood được chẩn đoán với căn bệnh bạch cầu nguyên bào tủy cấp tính (AML). Sau khi được cấy ghép tủy xương từ một người hiến tặng có đột biến di truyền hiếm gặp, căn bệnh của Wood đã tiến triển tốt và vi-rút HIV cũng không còn trong cơ thể. Wood trở thành người đầu tiên được chữa khỏi căn bệnh thế kỷ HIV - AIDS.
Kể từ đó, tiến sĩ June và các cộng sự đã phát triển liệu pháp chữa bệnh bạch cầudựa vào vi-rút HIV một cách cẩn trọng. Nhóm của ông đã công bố một nghiên cứu cho thấy sự thành công của phương pháp này trên 30 bệnh nhân.
30 bệnh nhân bạch cầu được chữa trị thử nghiệm bao gồm 5 người lớn và 25 trẻ em. Trong đó, 23 người vẫn còn sống và 19 người đã khỏi bệnh.
Theo đó, các chuyên gia đã lấy hàng tỷ tế bào T từ cơ thể bệnh nhân rồi cấy ghép các vi-rút HIV đã bị khử hoạt tính vào chúng trong phòng thí nghiệm.
Các tế bào 'sát thủ hàng loạt' này sau đó sẽ được đưa trở lại cơ thể để tiêu diệt ung thư và nằm im cho tới khi ung thư lại xuất hiện.
Mặc dù phương pháp điều trị bằng cách đưa vi-rút HIV vào cơ thể khiến mọi người lo sợ nhưng tiến sĩ June khẳng định không có gì phải lo ngại về những vi-rút đã bị vô hiệu hóa được sử dụng trong điều trị.
'Chúng là các vi-rút đã bị vô hiệu hóa nhưng còn giữ lại một trong những đặc điểm cốt yếu của HIV, đó là khả năng cấy các gen mới vào các tế bào', tiến sĩ June giải thích.
Hiện, tiến sĩ June và các cộng sự đang xem xét việc sử dụng liệu pháp chữa trị bằng HIV đối với các dạng ung thư khác và sẽ bắt đầu các cuộc thử nghiệm mới vào mùa hè ở các bệnh nhân ung thư tuyến tụy

BÌNH LUẬN

No comments:

Post a Comment